Kim Loại Nặng Là Gì? Uống Nước Chứa Kim Loại Nặng Gây Hậu Quả Gì?

Thứ sáu - 22/07/2022 04:03
Kim loại nặng là gì và các kim loại nặng có trong nước là gì? Và uống nước chứa kim loại nặng gây hậu quả gì? Minahi sẽ bật mí câu trả lời qua bài viết này.

Kim loại nặng là gì? Uống nước chứa kim loại nặng gây hậu quả gì? là nỗi băn khoăn của nhiều người sống trong môi trường thiếu nước sạch. Vậy kim loại nặng ảnh hưởng gì đến nguồn nước cũng như sức khỏe con người? Hãy cùng Minahi tìm lời giải đáp ngay dưới đây.

kim loại nặng là gì
Nhãn

Kim loại nặng là gì?  

Kim loại nặng là gì và có nguy hiểm đến sức khỏe không là thắc mắc của nhiều người. Theo một số nghiên cứu cho biết, kim loại nặng là kim loại thường có yếu tố nhiễm bẩn cao, có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3. Lượng nguyên tử cao và độc tính cao của kim loại nặng dễ gây hại trong đời sống con người và các sinh vật sống xung quanh. 

Kim loại nặng được chia làm 3 loại với những tính chất khác nhau:

  • Kim loại độc hại như: As, Cu, Hg, Ni, Cd, Cr, Pb, Zn, Co, Sn…

  • Kim loại có giá trị: Au, Pd, Ag, Pt, Ru…

  • Kim loại phóng xạ: Ra, Th, Am…

Kim loại nặng thường xâm nhập vào môi trường đất và nước qua các hoạt động thường ngày như: bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giao thông, khai khoáng, nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất công nghiệp… Hàm lượng kim loại thường tăng cao do các tác động của con người dẫn đến những hậu quả đáng lo ngại.

Kim loại nặng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người?  
Kim loại nặng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người?  

 

Những kim loại nặng nào có trong nước?

Dưới đây là một số kim loại nặng có trong nước và gây hại cho nguồn nước:

  • Crom (Cr): Hợp chất Crom hóa trị VI vô cùng độc hại, thường có trong sơn, thuốc nhuộm…, và được tìm thấy nhiều trong đất, nước ngầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và sinh vật xung quanh.

  • Chì (Pb): Là kim loại nặng có tính độc hại cao, ít bị đào thải khỏi cơ thể, tích tụ trong não, tủy xương của người. Ngoài ra, tác động từ bên ngoài như giao thông cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 

  • Cadimi (Cd): Là kim loại chuyển tiếp khá hiếm, mềm, có màu trắng xanh, có độc tính cao ngay cả ở nồng độ thấp trong thực phẩm. Cd có nguồn gốc từ chất dẻo, sơn, mạ điện, thuốc trừ sâu…

  • Asen (As): Asen hay thạch tín, là nguyên tố kim loại nặng độc hại bậc nhất, có nguồn gốc từ các sản phẩm nông nghiệp, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu. 

  • Thủy ngân (Hg): Là kim loại rất độc, nếu bị nhiễm độc có thể gây chết người qua đường hô hấp. Hg được sử dụng phổ biến trong sản xuất các hóa chất, nhiệt kế, kỹ thuật điện và điện tử. Nhiễm độc Hg có thể do tiếp xúc với các dạng thủy ngân tan trong nước, hít phải hơi thủy ngân….

  • Kẽm (Zn): Hàm lượng kẽm vượt quá mức cần thiết sẽ gây hại cho sức khỏe, ngăn chặn sự hấp thụ đồng và sắt. Ion kẽm trong nước có độc tính cao, gây nguy hiểm đến con người, động vật và thực vật.  

  • Niken (Ni): Là kim loại màu trắng bạc, thường ở dạng hợp chất, nguồn gốc từ công nghiệp luyện kim, đốt than… nên rất độc hại.

  • Đồng (Cu): Các hợp chất của đồng đều là chất độc. Kim loại đồng ở dạng bột là chất dễ cháy. Nước nhiễm đồng thường có nguồn gốc từ phân bón, sơn dầu, thuốc trừ sâu.

Qua những kim loại nặng được liệt kê trên đây, có thể thấy chúng đều rất độc hại và nguy hiểm đến sức khỏe. Để xác định kim loại nặng là gì và gồm những hóa chất nào, các bạn phải có kinh nghiệm nhận biết để có biện pháp phòng tránh kịp thời.

Uống nước chứa kim loại nặng có hại không?

Qua chia sẻ về kim loại nặng là gì trên đây, có thể thấy rằng uống nước chứa kim loại nặng là vô cùng độc hại. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của con người, động - thực vật xung quanh.  

Kim loại nặng thường tan trong nước và không thể nhận biết rõ bằng nam châm, cụ thể về một số kim loại nặng phổ biến dưới đây:

  • Chì: Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương, thận, tủy… chủ yếu qua đường ăn uống, và nhiễm từ môi trường xung quanh.

    • Nhiễm chì mức độ nhẹ thường bị đau bụng, đau khớp, huyết áp cao. 

    • Nhiễm chì mức độ nặng có thể bị tai biến hoặc gây tử vong. 

  • Crom: Có thể gây viêm gan, viêm loét dạ dày, viêm thận, nặng hơn có thể bị ung thư phổi. Xâm nhập chủ yếu qua đường ăn uống và hô hấp trong môi trường độc hại.

  • Asen: Có thể gây khô miệng, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, viêm thận, tiêu huyết, rối loạn sắc tố da, sừng hóa da chân tay, nặng thì bị lở loét chân tay, tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư gan, bàng quang… Xâm nhập chủ yếu qua đường ăn uống, qua da và đường hô hấp.

  • Cadimi: Có thể gây rối loạn chuyển hóa canxi, các bệnh lý về xương (xương yếu, loãng xương, dị dạng xương, đau nhức khớp xương…), đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến hệ hô hấp như viêm mũi, mất khứu giác. Xâm nhập chủ yếu qua đường ăn uống và đường hô hấp.

  • Thủy ngân: Nếu hít phải Hg có thể gây dị tật thai nhi, viêm phổi và các biến chứng về hô hấp khác, thường xâm nhập qua đường hô hấp, da và ăn uống.. 

Uống nước chưa kim loại nặng là vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu bị nhiễm độc quá nặng. Do vậy, các bạn cần có biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng của bản thân và những người thân xung quanh để tránh bị nhiễm độc kim loại nặng một cách tối đa.

 

1658481590
Uống nước chứa kim loại nặng có hại không?

Làm cách nào loại bỏ được kim loại nặng trong nước?

Nhiều người không biết nên làm cách nào loại bỏ được kim loại nặng trong nước? Theo Minahi, khi nguồn nước gia đình bị nhiễm kim loại nặng, bạn nên ngay lập tức tìm đến những giải pháp cho riêng mình. Bởi nếu nguồn nước bị nhiễm độc thì có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Cách xử lý tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước gồm một số cách dưới đây:

Sử dụng máy lọc nước RO 

Hiện nay, nhiều gia đình sử dụng máy lọc nước RO để xử lý kim loại nặng nhiễm trong nước. Nhờ sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược (màng RO kích thước siêu nhỏ 0,001 micromet) có thể loại bỏ tối đa các tạp chất, vi khuẩn, chất bẩn, rong rêu, kim loại nặng (asen, chì…) ra khỏi nguồn nước, đảm bảo nguồn nước sạch tại vòi.

Phương pháp trao đổi ion loại bỏ kim loại nặng là gì?

Phương pháp này áp dụng cực kỳ đơn giản và dễ dàng sử dụng. Thường được dùng để loại bỏ sắt và mangan có trong nước vô cùng hiệu quả.  

Một số phương pháp khác để loại bỏ kim loại nặng là gì?

Các phương pháp khác cũng được áp dụng trong nhiều trường hợp để xử lý kim loại nặng, chẳng hạn như: xử lý hệ thống sinh học, dùng chất xúc tác quang, hay phương pháp kết tủa và hấp thụ… nhằm loại bỏ độc tố của kim loại nặng nhiễm trong nước.

Tóm lại, khi ăn uống, sinh hoạt, các bạn cần nắm rõ về nguồn nước và có những giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe.

 

1658481591
Làm cách nào loại bỏ được kim loại nặng trong nước?

Trên đây là một số chia sẻ về kim loại nặng và giải pháp để loại bỏ kim loại nặng trong nước. Hy vọng các bạn nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước sạch để tránh bị nhiễm độc kim loại nặng và các loại độc phát sinh từ tự nhiên khác. Mọi thông tin cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline: 028.99957779 (Nhấn phím 3), Minahi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả: duy phạm

Danh mục tin tức
Có thể bạn quan tâm
Lên đầu trang
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Thành viên đăng nhập

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site